Theo báo cáo từ Cục An toàn thông tin, lừa đảo núp bóng danh nghĩa tuyển người mẫu nhí là 1 trong 24 hình thức lừa đảo phổ biến phổ biến nhất tính đến nửa đầu năm 2023. Vậy làm cách nào để nhận biết và phòng tránh chiêu trò lừa đảo này? Hãy cùng Chống Lừa Đảo (CLĐ) tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
I. Thực trạng lợi dụng tuyển người mẫu nhí để lừa đảo
Từ năm 2022, trên các trang Mạng xã hội đã rộ lên nhiều bài đăng tuyển người mẫu nhí cho các hãng quần áo, tạp chí thời trang ở nhiều độ tuổi khác nhau. Điều kiện không khó, dễ dàng thực hiện, nhưng thu nhập và phúc lợi lớn đã dễ dàng thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh.

Sau khi tiếp cận được các bậc phụ huynh, những kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân liên hệ các tài khoản zalo hoặc telegram để tiến hành các vòng ứng tuyển. Mặc dù thông tin “tuyển dụng” là tuyển người mẫu nhí, nhưng khi các phụ huynh ứng tuyển cho con sẽ bị yêu cầu thực hiện hàng loạt nhiệm vụ mua sản phẩm ảo, quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội để nhận tiền hoa hồng.
Ban đầu, các nạn nhân có thể nhận được một phần nhỏ tiền hoa hồng, nhưng khi số tiền bỏ vào càng lớn, kẻ lừa đảo sẽ có hàng trăm lý do để không hoàn tiền lại cho nạn nhân. Tính đến tháng 6 năm 2023, đã có hàng trăm nạn nhân là các bậc phụ huynh bị lừa đảo số tiền từ vài triệu, vài chục triệu đến vài trăm triệu khi trót tin những thông tin tuyển dụng này và đăng ký cho con em mình.
II. Đặc điểm nhận dạng và chiêu thức lừa đảo
Các đối tượng sẽ tiếp cận phụ huynh thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram, mời phụ huynh tham gia ứng tuyển người mẫu nhí cho hãng thời trang. Sau khi nạn nhân “cắn câu”, các đối tượng lừa đảo sẽ đưa vào một group chat để mời tham gia thử thách.
Thử thách cho các phụ huynh khi muốn con mình tham gia vào ứng tuyển “người mẫu nhí” là chuyển khoản để mua sản phẩm hàng hiệu, sau đó cho con em mình làm mẫu chụp ảnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội. Thông thường ban đầu, chúng trả hoa hồng và tiền làm nhiệm vụ để “kích thích” phụ huynh tham gia. Nhưng khi số tiền chuyển vào tài khoản tăng cao, chúng xóa tung tích nhằm chiếm đoạt số tiền đã chuyển.
III. Cách phòng tránh bị chiếm đoạt tài sản
Tuy được đặt dưới cách thức hoạt động không mới nhưng những chiêu trò lừa đảo này vẫn ngang nhiên xuất hiện trên mạng xã hội gây tâm lí hoang mang cho phụ huynh. Lợi dụng lòng tham của người bị hại khi chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản mà cũng có thể kiếm ra tiền. Nạn nhân vì nhẹ dạ, chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà dễ dàng dính bẫy lừa đảo.
Để phòng tránh lừa đảo và những hậu quả đáng tiếc xảy ra, bạn cần lưu ý: