Theo báo cáo từ Cục An toàn thông tin, lừa đảo bằng cách giả danh nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu là 1 trong 24 hình thức lừa đảo phổ biến phổ biến nhất tính đến nửa đầu năm 2023. Vậy làm cách nào để nhận biết và phòng tránh chiêu trò lừa đảo này? Hãy cùng Chống Lừa Đảo (CLĐ) tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
I. Thực trạng chiêu trò giả danh giáo viên, nhân viên y tế
Những tháng đầu năm 2023, một chiêu trò lừa đảo mới nổi lên đã khiến nhiều nạn nhân bị chiếm đoạt tài sản, đó chính là mạo danh giáo viên, nhân viên y tế để thông báo người thân bị tai nạn đang cấp cứu, cần số tiền lớn để phẫu thuật.
Đánh vào tâm lý hoang mang và lo lắng cho người thân, đặc biệt là cha mẹ lo cho con cái nhưng không thể ngay lập tức đến bệnh viện để xác nhận, những kẻ lừa đảo đã thành công chiếm đoạt nhiều số tiền lớn, một số trường hợp lên đến hàng trăm triệu đồng.

II. Đặc điểm nhận dạng và chiêu thức lừa đảo
Các đối tượng lừa đảo tự xưng là giáo viên hoặc nhân viên y tế, gọi điện cho phụ huynh thông báo rằng con em hoặc người thân họ đang cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Những “thầy cô giáo tự xưng” này thay phiên nhau gọi điện thúc giục cha mẹ chuyển tiền cứu con, nếu không hoặc chậm nộp tiền thì con của họ sẽ nguy hiểm đến tính mạng
Trong trường hợp này, các đối tượng sử dụng chiêu thức đánh vào tâm lý, tình cảm của nạn nhân, hình thành trạng thái bất an, lo sợ và hoảng loạn khi phụ huynh phải nghe tin người thân mình đang cấp cứu. Để hoàn toàn thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, các đối tượng thường trình bày không rõ ràng, sử dụng những ngôn từ tiêu cực nhằm kích động cảm xúc như nguy kịch, bị thương nặng, có thể không qua khỏi…
Đáng nói, một số đối tượng còn thuộc lòng thông tin về trường, lớp học của con, tên giáo viên chủ nhiệm, thầy cô, hiệu trưởng khiến phụ huynh nhất thời tin tưởng.
Một số dấu hiệu đáng ngờ về đối tượng lừa đảo mà các phụ huynh cần lưu ý như:
III. Cách phòng tránh bị chiếm đoạt tài sản
Để tránh việc bị lợi dụng bởi các thông tin cá nhân, nhân thân, bạn nên:
Ngoài ra:
Nếu bạn nhận được yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản cá nhân, bạn nên kiểm tra kỹ thông tin tài khoản trước khi tiến hành giao dịch.
Mặc dù không thể chắc chắn 100% tài khoản ngân hàng bạn được yêu cầu chuyển tiền vào không phải lừa đảo. Nhưng bạn có thể tra cứu trong danh sách tài khoản ngân hàng lừa đảo của Tín nhiệm mạng để biết được tài khoản đó có nằm trong danh sách lừa đảo hay không.
Bạn thực hiện các bước sau đây:
Nếu bạn cho rằng tài khoản bạn tra cứu là lừa đảo nhưng nó không có trong danh sách trên, hãy tiến hành báo cáo theo hướng dẫn.