Cảnh giác với chiêu trò giả danh cơ quan pháp luật để lừa đảo

ảnh đại diện

by Biên Tập Viên

Theo báo cáo từ Cục An toàn thông tin, lừa đảo bằng cách giả mạo cơ quan công an, viện kiệm sát, tòa án là 1 trong 24 hình thức lừa đảo phổ biến phổ biến nhất tính đến nửa đầu năm 2023. Vậy làm cách nào để nhận biết và phòng tránh chiêu trò lừa đảo này? Hãy cùng Chống Lừa Đảo (CLĐ) tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

I. Thực trạng lừa đảo giả danh các cơ quan pháp luật

Giả danh Công an, Viện Kiểm sát là chiêu trò cũ nhưng không ít nạn nhân vẫn bị lừa, thậm chí có người mất đến vài tỷ đồng chỉ vài phút sau khi nghe cuộc điện thoại.

Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2022, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận 44 tin báo, tố giác tội phạm (chưa kể các tố giác, tin báo do các đơn vị khác tiếp nhận) lừa đảo bằng thủ đoạn mạo danh công an, kiểm sát viên gọi điện yêu cầu chuyển tiền để “xác minh, điều tra”, gây thiệt hại tài sản của người dân trị giá gần 100 tỷ đồng.

Những ngày cuối năm 2022, Công an thành phố Hà Nội liên tiếp nhận được đơn thư của người dân tố giác các đối tượng giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát… gọi điện thoại đe dọa, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mặc dù Công an thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều khuyến cáo và các cơ quan thông tấn, báo chí cũng đã có nhiều tin, bài tuyên truyền phòng ngừa với loại tội phạm này nhưng một số người vẫn “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo, mất hàng tỉ đồng.

Và tháng 1 năm 2023, Công an thành phố Thái Bình đã riệt xóa đường dây với hàng chục bị can giả danh công an, viện kiểm sát gọi điện đến người dân để hù dọa, chiếm đoạt hơn 28 tỉ đồng chỉ trong 2 tháng cuối năm 2022.

Không chỉ những tỉnh thành trên mà trong suốt thời gian từ năm 2022 đến nay, liên tiếp nhiều đường dây giả danh các cơ quan pháp luật để chiếm đoạt tài sản đã bị triệt phá ở nhiều địa bàn trên cả nước

Ảnh minh họa – Báo Công an nhân dân

II. Đặc điểm nhận dạng và chiêu thức lừa đảo

Đối tượng giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để gọi điện hăm dọa và lừa đảo thường sử dụng các chiêu trò và phương pháp nhằm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận diện:

  • Sử dụng số điện thoại giả mạo:
  • Đối tượng sẽ sử dụng số điện thoại giả mạo, có thể hiển thị số điện thoại của cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc tòa án trên màn hình điện thoại của bạn.
  • Hãy lưu ý rằng cơ quan chính thức sẽ không sử dụng số điện thoại giả mạo hoặc giả danh.
  • Đe dọa và áp lực tâm lý:
  • Đối tượng sẽ sử dụng các cách thức đe dọa, áp lực tâm lý như khống chế, hăm dọa, nói dối về việc có liên quan đến các vụ án đang điều tra để tạo áp lực và đánh vào sợ hãi của nạn nhân.
  • Yêu cầu chuyển tiền hoặc thông tin cá nhân:
  • Đối tượng sẽ yêu cầu bạn chuyển tiền vào một tài khoản cụ thể hoặc cung cấp thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng, số căn cước công dân, mã số bảo mật và các thông tin nhạy cảm khác.
  • Điều này nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn.
  • Tạo áp lực thời gian:
  • Đối tượng thường tạo áp lực thời gian cho bạn, tuyên bố rằng hành động phải được thực hiện ngay lập tức để tránh hậu quả nghiêm trọng.
  • Họ sẽ cố gắng thuyết phục bạn rằng không có thời gian để suy nghĩ hay tham khảo người khác.

III. Biện pháp phòng tránh bị chiếm đoạt tài sản

Nếu bạn nhận được các cuộc gọi hăm dọa từ các đối tượng tự xưng là cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án, với nội dung bạn có liên quan đến các vụ án đang điều tra, yêu cầu chuyển tiền, hãy ĐẶC BIỆT CẨN TRỌNG và chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Tin nhắn hoặc email đáng ngờ:
  • Nếu bạn nhận được một tin nhắn hoặc email từ một người bạn trong danh sách bạn bè yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm, yêu cầu chuyển tiền hoặc thực hiện hành động khẩn cấp, hãy cảnh giác.
  • Đặc biệt, nếu tin nhắn có chứa các lời khẩn cấp, đe dọa hoặc yêu cầu không phù hợp, hãy kiểm tra lại xem có phải tin nhắn thực sự từ bạn bè của bạn hay không.
  • Sự thay đổi đột ngột trong ngôn ngữ hoặc phong cách viết:
  • Nếu tin nhắn từ bạn bè có sự thay đổi đột ngột trong cách viết, từ ngữ không giống với phong cách thông thường hoặc có chứa các lời lẽ lạ lùng, cẩn thận hơn.
  • Đường link đáng ngờ:
  • Kiểm tra đường link được chia sẻ trong tin nhắn.
  • Nếu đường link có dấu hiệu đáng ngờ như URL không phổ biến, thiếu ký tự an toàn (https://), hoặc điều hướng đến các trang web không rõ nguồn gốc hoặc đáng ngờ, hãy tránh nhấp chuột hoặc truy cập vào đường link đó.
  • Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin đăng nhập:
  • Lưu ý rằng bạn không nên cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm hoặc thông tin đăng nhập (tên đăng nhập, mật khẩu) thông qua tin nhắn hoặc email.
  • Lừa đảo thường sử dụng chiêu này để chiếm quyền điều khiển tài khoản của bạn.

Bên cạnh đó, bạn hãy:

  • Giữ bình tĩnh và không bị đánh lừa bởi áp lực tâm lý và đe dọa
  • Xác minh thông tin: Hãy tự xác minh danh tính và thông tin của người gọi bằng cách gọi lại vào số điện thoại chính thức của cơ quan đó hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan qua các kênh chính thức.
  • KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân hay tiền bạc qua điện thoại, email hoặc các phương tiện truyền thông khác.
  • Báo cáo sự việc: Nếu bạn nhận được cuộc gọi đe dọa hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, hãy thông báo ngay cho cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ và tư vấn.

Và một điều quan trọng bạn nên nhớ kỹ, đó chính là:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ KHÔNG yêu cầu bạn chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin nhạy cảm qua điện thoại một cách đột ngột mà không có VĂN BẢN thông báo trước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *