Cảnh báo lừa đảo nhắm vào trẻ em thông qua game online

ảnh đại diện

by Biên Tập Viên

Trong thời gian trở lại đây, trẻ em trở thành nhóm đối tượng mà những kẻ lừa đảo nhắm tới khi các bậc phụ huynh luôn bận rộn với công việc và có ít thời gian để dành cho con cái. Những đối tượng xấu đã tạo ra một phương thức lừa đảo phức tạp và tinh vi để dẫn dụ trẻ vào cái bẫy giăng sẵn. Vậy làm sao để bảo vệ con trẻ khỏi chiêu trò lừa đảo này? Hãy cùng Chống Lừa Đảo (CLĐ) tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

I. Hiện trạng

Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, trò chơi trực tuyến đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ em. Sự đa dạng và sự hấp dẫn của các trò chơi này không chỉ làm cho trẻ em cảm thấy hào hứng mà còn cung cấp cho các em một nền tảng giải trí phong phú và sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, việc tham gia vào thế giới trò chơi trực tuyến cũng mang theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt là nguy cơ về mặt an ninh trực tuyến và nạn lừa đảo.

Với sự phát triển của công nghệ, nhiều trò chơi trực tuyến đã trở nên phức tạp hơn và liên kết với cộng đồng trực tuyến rộng lớn. Điều này mở ra cơ hội cho những kẻ xấu sử dụng các chiến thuật lừa đảo để lợi dụng sự tin tưởng và ngây thơ của trẻ em.

Trong thực tế, các trò chơi trực tuyến đã trở thành một môi trường mà các kẻ lừa đảo có thể dễ dàng lợi dụng để tiếp cận trẻ em. Một số trò chơi thậm chí đã bị lợi dụng để làm mưa làm gió với các chiến dịch lừa đảo phổ biến, nhắm đến đối tượng là trẻ em.

II. Chiêu thức lừa đảo

Lợi dụng sự say mê của trẻ em đối với các trò chơi điện tử nổi tiếng như Fortnite, Roblox, các đối tượng đã lập ra những kịch bản tinh vi nhắm vào tính tò mò vốn có của trẻ:

  • Làm quen, tạo mối quan hệ:
  • Những kẻ lừa đảo sẽ lấy danh nghĩa những người cùng chơi game để mời trẻ vào những group trên các trang MXH như Facebook, Zalo, Telegram để lập nhóm cùng chơi
  • Xây dựng niềm tin, kích thích tính tò mò:
  • Thường xuyên chia sẻ một số mẹo và thủ thuật chơi hay hơn để tạo niềm tin cho trẻ
  • Chia sẻ các sự kiện game sắp tới hấp dẫn và các bản hack game để kích thích tính tò mò của trẻ
  • Dụ dỗ với những ưu đãi hấp dẫn
  • Kẻ lừa đảo có thể tạo ra các trang web giả mạo, cung cấp các đồ trang trí hay vật phẩm hiếm có với giá cả không hề rẻ
  • Nếu trẻ truy cập những trang web này và làm theo hướng dẫn, thông tin cá nhân và thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị đánh cắp, hoặc thậm chí là chi tiền cho những điều không hề tồn tại.
  • Cài đặt mã độc, chiếm quyền kiểm soát thiết bị
  • Kẻ lừa đảo cũng có thể tạo ra những tệp độc hại dưới hình thức những bản “hack game” để dụ dỗ trẻ tải về vài cài đặt vào máy
  • Khi trẻ mở các file độc hại này, máy tính hay điện thoại của trẻ đã âm thầm bị cài mã độc.
  • Từ đó các đối tượng có thể dễ dàng đánh cắp thông tin cá nhân, chụp ảnh màn hình, lấy cắp dữ liệu điện thoại, máy tính.
  • Nếu sau này phụ huynh làm việc trên máy tính đó, thực hiện đăng nhập các tài khoản ngân hàng, email, … sẽ đều bị lấy cắp tài khoản hay phiên đăng nhập và bị rút trộm tiền.
  • Bản thân trẻ có thể tiếp xúc với những video khiêu dâm, bạo lực, nội dung không phù hợp

III. Phòng tránh

Để phòng tránh các chiêu thức lừa đảo nhắm vào trẻ em, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Giáo dục và tạo nhận thức:
  • Cần giảng dạy cho trẻ về nguy cơ của việc tương tác trực tuyến và cách nhận diện các dấu hiệu của các hoạt động lừa đảo.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các lớp học, khóa học kỹ năng về sử dụng internet an toàn
  • Giới hạn truy cập trực tuyến:
  • Thiết lập các giới hạn về thời gian và nội dung truy cập trực tuyến của trẻ
  • Sử dụng các phần mềm lọc nội dung để ngăn chặn truy cập vào các trang web độc hại.
  • Kiểm soát tài khoản và thiết bị:
  • Đảm bảo rằng trẻ chỉ tải xuống và cài đặt ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy
  • Thường xuyên kiểm tra và cập nhật phần mềm bảo mật cho thiết bị của mình.
  • Thực hiện giám sát:
  • Theo dõi hoạt động trực tuyến của trẻ và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết.
  • Phụ huynh nên khuyến khích trẻ báo cáo ngay lập tức nếu trẻ nhận thấy bất kỳ hoạt động nghi ngờ nào trực tuyến.
  • Xác thực thông tin:
  • Hãy hướng dẫn trẻ cách xác minh tính xác thực của thông tin trực tuyến trước khi tin tưởng và thực hiện bất kỳ hành động nào.
  • Tạo mối liên kết mạnh mẽ:
  • Xây dựng một môi trường gia đình mở cửa để trẻ cảm thấy thoải mái chia sẻ và thảo luận về bất kỳ vấn đề nào trẻ gặp phải trực tuyến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *